Trĩ hỗn hợp là gì? Cách điều trị dứt điểm bệnh trĩ hỗn hợp

Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh

Ưu đãi

Trĩ hỗn hợp là gì? Cách điều trị dứt điểm bệnh trĩ

Đánh giá:

Bài viết quá sơ sàiBài viết tạm ổnBài viết đượcBài viết hayBài viết rất hay (3 votes, average: 4,33 out of 5)
Loading...

Chia sẻ:

Trĩ hỗn hợp được hiểu là tổng hợp của cả bệnh trĩ nội và trĩ ngoại, mức độ và biểu hiện của bệnh thường khá nghiêm trọng. Tuy nhiên không nhiều người biết rõ về những nguy hại có thể xảy ra khi bị trĩ. Bài viết dưới đây lấy ý kiến từ các chuyên gia phòng khám đa khoa Hưng Thịnh sẽ giải đáp những thắc mắc về trĩ hỗn hợp cũng như cách điều trị dứt điểm bệnh trĩ.

Trĩ hỗn hợp là gì?

Trĩ hỗn hợp là sự kết hợp của trĩ nộitrĩ ngoại khi không được điều trị trong một thời gian dài, gây nhiều đau đớn cho người bệnh. Trĩ hỗn hợp xuất hiện khi các búi trĩ nội và búi trĩ ngoại liên kết với nhau.

Trĩ hỗn hợp là gì
Ảnh minh họa cho bệnh trị hỗn hợp

Hai búi trĩ này vừa xuất hiện ở trên đường lược, bên trong hậu môn hoặc phía cuối trực tràng, vừa xuất hiện tại rìa bên ngoài ống hậu môn. Khi các búi trĩ nội phát triển nặng (thường là cấp độ 3) và sa xuống, sẽ liên kết với các búi trĩ bên ngoài hậu môn, tạo thành búi trĩ liên hết với diện tích ngày càng mở rộng, tạo thành một khối trĩ lớn dài suốt từ trong ra ngoài hậu môn.

Đây là bệnh có tính chất phức tạp và độ nguy hiểm lớn cần được điều trị kịp thời.

Để biết thêm về những nguyên nhân và hậu quả bệnh trĩ mời click vào đây

Dấu hiệu của bệnh trĩ hỗn hợp

Do là kết hợp của cả trĩ nộitrĩ ngoại nên các biểu hiện của trĩ hỗn hợp cũng chính là biểu hiện của hai loại trĩ kia, đó là:

Đại tiện ra máu

Mức độ chảy máu tùy thuộc vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ.

Giai đoạn đầu, đại tiện ra máu, có máu lẫn trong phân nhưng lượng máu ra máu ít. Sau khi bệnh phát triển nặng thì máu chảy thành tia, thành giọt và chảy ngày càng nhiều.

Sa búi trĩ

Là triệu chứng đặc trưng của bệnh trĩ hỗn hợp ở giai đoạn cuối. Búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn, phát triển lớn dần, không thể tự co lại, dù đẩy vào cũng không được.

Biểu hiệu ở hậu môn

Hậu môn ẩm ướt, niêm mạc trực tràng bị viêm và tiết dịch nhầy gây ngứa ngáy và đau đớn quanh vùng hậu môn.

Ngứa hậu môn, nứt kẽ hậu môn, gây đau rát mỗi lần đi đại tiện.

Vướng víu hậu môn, cảm giác có vật chặn trong và ngoài hậu môn.

Có thể nhìn thấy búi trĩ lòi ra bên ngoài hậu môn.

Những nguy hại của bệnh trĩ hỗn hợp

Trĩ là một bệnh lý lành tính, nhưng nếu không điều trị kịp thời và triệt để cũng có thể gây nhiều biến chứng :

Thiếu máu

Mất máu nhiều do chảy máu búi trĩ gây thiếu máu. Người bệnh thường thấy mệt mỏi, chóng mặt, xanh xao, sức khỏe suy kiệt…

Tắc búi trĩ

Hiện tượng đông máu trong lòng mạch tạo thành cục máu đông gây tắc mạch, việc lưu thông máu bị gián đoạn. Điều này khiến bệnh nhân cảm thấy búi trĩ sưng to, đau nhiều hơn.

Khi mắc trĩ hỗn hợp trong giai đoạn tắc búi trĩ sẽ hình thành các mụn nước ở đầu búi trĩ và làm cho việc viêm nhiễm nặng thêm. Từ đó gây ra các biến chứng về gan, thận, nứt kẽ hậu môn, u đại tràng…

Khi các búi trĩ bị tắc và không thể co vào bên trong hậu môn sẽ gây ra những bất tiện trong sinh hoạt, nếu lâu ngày mà không được điều trị sẽ dẫn đến hoại tử.

Viêm nhiễm

Các búi trĩ rất dễ bị viêm nhiễm nếu không được vệ sinh thường xuyên và đúng cách vì vùng hậu môn trực tràng có rất nhiều vi khuẩn. Khi búi trĩ bị nhiễm khuẩn sẽ gây sưng, đau, người bệnh có thể sốt, nguy cơ nhiễm khuẩn máu, trực tràng và đường ruột tăng cao.

Với bệnh nhân nữ, khả năng mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa là rất cao, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

Triệu chứng của trĩ hỗn hợp
Ảnh hưởng nghiệm trọng của bệnh trĩ – Ảnh minh họa

Nguyên nhân gây trĩ hỗn hợp

Trĩ hỗn hợp hình thành là do áp lực gia tăng về phía hậu môn khiến các tĩnh mạch bị tắc nghẽn, ngưng tụ tạo nên các búi trĩ. Điều này có thể do một số nguyên nhân:

Do táo bón lâu ngày

Táo bón là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trĩ. Người bị táo bón kinh niên thường phải cố rặn khi đi đại tiện và gây ra áp lực lên ống hậu môn. Chính vì vậy, làm các tĩnh mạch trĩ bị giãn quá mức và trở thành nguyên nhân hình thành nên các búi trĩ, diễn biến tiếp theo là các búi trĩ to dần và sa ra ngoài.

Do bệnh kiết lỵ

Kiết lỵ khiến người bệnh đi đại tiện nhiều lần trong ngày, thường mỗi lần đi cầu bụng bị đau quặn và bắt buộc phải rặn, khiến áp lực ở ổ bụng tăng lên.

Tăng áp lực lên hậu môn, ổ bụng

Hậu môn và vùng chậu khi bị đè nén (ví dụ do ho nhiều) sẽ làm tăng áp lực lên ổ bụng và máu tĩnh mạch ở hậu môn, từ đó có thể làm tắc nghẽn lưu thông máu, cản trở về hệ thống tuần hoàn máu. Khi máu không được lưu thông bình thường sẽ dẫn đến bị phồng to lên trở thành búi trĩ.

Thường những phụ nữ mang thai, sau sinh, những người làm việc nặng quá nhiều, ít vận động, đứng hoặc ngồi quá lâu có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn.

Sự viêm sưng vùng da tại nếp gấp quanh hậu môn cũng là nguyên nhân gây trĩ.

Do nhiễm khuẩn

Hậu môn bị nhiễm khuẩn vì không được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày và nhất là sau khi đi đại tiện sẽ gây nhiễm khuẩn, dẫn đến hậu môn bị lở loét, sưng phồng làm cho bệnh nghiêm trọng hơn và khó điều trị dứt điểm.

Do tinh thần

Người thường xuyên ở trong trạng thái căng thẳng, stress quá độ sẽ ảnh hưởng tới việc lưu thông máu đến vùng hậu môn trực tràng.

Do chế độ ăn uống không hợp lý

Thường xuyên ăn các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ ăn cay nóng, các loại đồ uống có ga, chất kích thích… mà không có chế độ luyện tập hợp lý cũng có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh trĩ và khiến bệnh khó chữa trị hơn.

Do sự chủ quan của bệnh nhân

Bệnh nhân bị trĩ nội, trĩ ngoại mà không điều trị hoặc điều trị không dứt điểm khiến bệnh biến chứng nặng hơn, hai loại trĩ liên kết với nhau tạo nên trĩ hỗn hợp.

Cách điều trị dứt điểm trĩ hỗn hợp

So với trĩ nội và trĩ ngoại, điều trị bệnh trĩ hỗn hợp khó khan và phức tạp hơn, nếu không được phát hiện và chữa trị sớm sẽ gây nguy hiểm. Hiện nay, y học có các phương pháp điều trị bệnh trĩ hỗn hợp như: dùng thuốc điều trị, thắt búi trĩ bằng vòng cao su, điều trị bằng laser, phẫu thuật.

Điều trị trĩ hỗn hợp bằng thuốc

Thuốc điều trị trĩ thường là các loại thuốc giúp thanh nhiệt giải độc, giảm đau, nhuận tràng, cầm máu.

Thuốc thường được dùng dưới dạng thuốc tiêm, thuốc uống, thuốc bôi và thuốc đạn đặt hậu môn.

Thuốc bôi ngoài: dùng thuốc mỡ, thuốc bôi trực tiếp lên vùng bị bệnh, có tác dụng giảm đau, làm tiêu búi trĩ từ từ nhưng không thể chữa trị tận gốc.

Thuốc đông y gồm các loại thảo dược tự nhiên như hòe giác, phòng phong, đương quy, chỉ xác, hoàng cầm, địa du… được dùng dưới dạng ngâm rửa ngoài hậu môn, đắp búi trĩ.

Thắt búi trĩ bằng vòng cao su để điều trị trĩ hỗn hợp

Phương pháp thắt vòng cao su được áp dụng cho trường hợp búi trĩ lòi ra ngoài từ 6-8 tuần. Thắt búi trĩ bằng vòng cao su sẽ làm giảm máu lưu thông tới búi trĩ, giữ cho búi trĩ không phồng to thêm. Chỗ búi trĩ bị thắt vòng sẽ bị hoại tử và dần biến mất.

Điều trị trĩ hỗn hợp bằng phẫu thuật

Trường hợp bệnh trĩ đã chuyển sang giai đoạn nặng, các cách điều trị nội khoa không hiệu quả, bệnh nhân có thể sẽ được can thiệp bằng phẫu thuật.

Hiện tại, phẫu thuật là phương pháp được áp dụng phổ biến và mang lại hiệu quả cao, ít gây biến chứng cũng như giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Điều trị trĩ hỗn hợp bằng tia laser

Là phương pháp sử dụng tia laser để đốt búi trĩ. Khi bị đốt bằng laser, niêm mạc trĩ sẽ co lại, búi trĩ teo nhỏ và bị cắt đứt.

Cách phòng tránh bệnh trĩ

  • Táo bón là ngọn nguồn của bệnh trĩ, nên muốn chữa dứt điểm thì việc đầu tiên là phải trị táo bón.
  • Thay đổi chế độ ăn: ăn nhiều rau xanh, trái cây và ngũ cốc, nhất là những loại rau có tính nhuận tràng như rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau dền, các loại bưởi, cam, quýt …
  • Uống nhiều nước (khoảng 2 lít mỗi ngày) sẽ giúp phân mềm. Ngoài ra, các loại nước ép hoa quả, nước ép rau má, nước ép rau diếp cá, nước ép cà rốt…đặc biệt tốt trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ.
  • Tránh các loại đồ ăn: nhiều chất đạm, nhiều chất béo, đồ chiên rán, đồ ăn cay nóng như gừng, giềng, xả, ớt, hạt tiêu… Đặc biệt nên hạn chế bia, rượu, chất kích thích, chất gây nghiện như thuốc lá, trà, cafe.
  • Không cố rặn nhiều khi đại tiện, không nhịn tiêu quá lâu, không ngồi lâu khi đi tiêu.
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau khi đại tiện.
  • Tập thể dục và vận động thường xuyên, tránh đứng hoặc ngồi lâu, tránh làm việc nặng quá nhiều.
Cách phòng tránh trĩ hỗn hợp
Phòng tránh bệnh trĩ – Ảnh minh họa

Lưu ý với bệnh nhân bị trĩ hỗn hợp:

Trĩ hỗn hợp chỉ hình thành khi đồng thời trĩ nội và trĩ ngoại cùng xảy ra. Thường bệnh trĩ nội giai đoạn 3 sẽ biểu hiện ra ngoài thành trĩ hỗn hợp. Khi đó các búi trĩ nội đã sa ra ngoài và không co lên được, dễ dẫn đến nhiễm khuẩn. Do vậy, trĩ hỗn hợp rất nguy hiểm và cẫn chữa trị nhanh chóng.

Do tính chất phức tạp của bệnh, nếu có bất cứ biểu hiện nào của trĩ cũng cần đến ngay các phòng khám chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám, tránh bệnh phát triển nặng hơn. Trường hợp bệnh đã nặng, cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý mua thuốc uống ngoài để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Việc điều trị bệnh cần thực hiện tại cơ sở có chuyên môn và uy tín, vì vậy bệnh nhân cần có một lựa chọn thông minh để đạt hiệu quả chữa bệnh cao nhất.

Hy vọng những chia sẽ trên đây của các y bác sĩ Phòng khám đa Khoa Hưng Thịnh đã giúp giải đáp được những thắc mắc về bệnh trĩ hỗn hợp. Nếu cảm thấy có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh trĩ, bạn có thể đến ngay phòng khám tại địa chỉ 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội để được các bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ và điều trị.

Nếu còn thắc mắc cần tư vấn về các bệnh hậu môn trực tràng, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline 0386.977.199 để được tư vấn chi tiết.

Chúc bạn sức khỏe và thành công!

Tư vấn tại online

Trung tâm tư vấn trực tuyến Miễn Phí của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh địa chỉ: 380 Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân qua 2 kênh sau:

 

- Đường dây nóng: Tư vấn giải đáp thắc mắc của bệnh nhân qua hotline: 0386.977.199 nói chuyện trực tiếp với bác sĩ tư vấn chuyên khoa.

 

- Đăng ký đặt hẹn miễn phí và nhận được nhiều ưu đãi khi đến khám bằng cách chat trực tiếp với đội ngũ bác sĩ của phòng khám chúng tôi.

Thắc mắc hỏi ngay - lâu ngày khó chữa

Giúp bạn bảo vệ sức khoẻ trọn đời

Bình luận

Bài viết liên quan