Đại tiện ra máu – bệnh lý hậu môn trực tràng không thể xem thường

Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh

Ưu đãi

Đại tiện ra máu – bệnh lý hậu môn trực tràng không thể xem thường

Đánh giá:

Bài viết quá sơ sàiBài viết tạm ổnBài viết đượcBài viết hayBài viết rất hay (2 votes, average: 4,50 out of 5)
Loading...

Chia sẻ:

Đại tiện ra máu không phải dấu hiệu thông thường có thể tự khỏi. Nó là dấu hiệu của một số bệnh lý hậu môn – trực tràng cần được điều trị tận gốc để không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Bạn đã biết gì về bệnh đại tiện ra máu? Các bác sĩ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về bệnh đại tiện ra máu.

Đại tiện ra máu là bệnh gì?

Đại tiện ra máu là hiện tượng hậu môn chảy máu sau khi đại tiện hoặc máu kèm theo phân khi đại tiện. Lượng máu có thể nhiều hay ít tùy tình trạng bệnh, máu chảy ra có thể có màu đỏ tươi, đỏ thẫm hoặc đen tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Ban đầu, đại tiện ra máu có thể không kèm theo triệu chứng nào nên người bệnh chủ quan cho rằng đó chỉ là bốc hỏa, nóng trong thông thường. Tuy nhiên, bệnh nặng hơn một chút có thể khiến bệnh nhân bị đau bụng, nôn mửa, khó thở, tiêu chảy, thậm chí ngất xỉu, giảm cân… tùy thuộc vào mức độ bệnh.

Những bệnh thường gặp gây ra đại tiện ra máu

Bệnh trĩ

Đại tiện ra máu là dấu hiệu hiệu phổ biến nhất của bệnh nhân bị trĩ. Ban đầu máu chỉ dính theo phân hay giấy vệ sinh. Khi bệnh nặng hơn, có thể chảy thành giọt thành tia thậm chí phun ra rất nhiều. Bệnh nhân nếu không điều trị có thể sau mỗi lầnđại tiện, đi lại nhiều hay ngồi xổm là máu lại chảy ra.

Bệnh trĩ là bệnh được tạo thành do sự căng giãn tĩnh mạch quá mức ở hậu môn. Theo nghiên cứu, có khoảng 40% dân số Việt Nam bị bệnh trĩ. Tuy bệnh không đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người nhưng gây nhiều bất tiện trong cuộc sống, ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Biểu hiện của bệnh đại tiện ra máu
Biểu hiện của bệnh đại tiện ra máu – Ảnh minh họa

Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn chủ yếu do táo bón gây nên. Táo bón khiến mỗi lần đại tiện bệnh nhân phải rặn mạnh làm cho ống hậu môn sưng, phù nề dẫn đến nứt hậu môn. Bệnh nhân sẽ thấy vùng hậu môn, lưng đau dữ dội kể cả không đi đại tiện, máu có màu đỏ tươi, nhỏ giọt hoặc trên giấy vệ sinh sẽ thấy máu có màu đỏ tươi, nhỏ giọt hoặc trên giấy vệ sinh.

Click để tìm địa chỉ chữa hậu môn hiệu quả

Polyp đại tràng, trực tràng

Biểu hiện của bệnh hết sức nguy hiểm. Bệnh nhân đại tiện ra máu nhiều, máu chảy thành giọt, thành tia, có thể dẫn đến thiếu máu nặng nề. Nếu polyp có cuống dài và gần ống hậu môn rất có thể sẽ bị sa ra ngoài

Viêm loét đại trực tràng

Bệnh nhân đại tiện nhiều lần, máu tươi có thể lẫn dịch nhầy, kèm theo sốt và đau bụng dưới. Bệnh có thể chẩn đoán bằng soi trực tràng và đại tràng.

Ung thư trực tràng:

Thường gặp ở người già, người bệnh đi ngoài ra máu đen hoặc tươi và lẫn trong phân. Thăm và soi trực tràng thấy khối u, thời kì cuối còn thấy hậu môn trực tràng sa xuống, toàn thân gầy đi, số lần đại tiện tăng lên, xuất hiện táo bón.

Nhồi máu ruột non do tắc mạch mạc treo:

Người bệnh đau bụng dữ dội, đại tiện ra máu đen hoặc tươi.

Xuất huyết đường tiêu hóa:

Xuất huyết dạ dày, tá tràng, nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa… cũng gây đại tiện ra máu, thường là phân đen với mùi đặc trưng.

Phòng tránh đại tiện ra máu như thế nào?

Có chế độ ăn uống khoa học

Cần có chế độ ăn uống hợp lý, khoa học. Ăn uống đầy đủ, đúng giờ đúng bữa. Bổ sung nhóm thực phẩm nhiều chất xơ để giải nhiệt và chống táo bón như: rau lang, rau dền, mồng tơi, diếp cá… và các loại trái cây nhuận tràng như: chuối, bưởi, cam, đu đủ…

Không sử dụng các món ăn cay, nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ tránh hiện tượng khó tiêu gây táo bón.

Ngày uống ít nhất 2 lít nước. Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cafe, thuốc lá…

Nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố
Đại tiện ra máu do cách ăn uống sinh hoạt – Ảnh minh họa

Không nhịn đại tiện

Tuyệt đối không nhịn đại tiện. Nên tập thói quen đại tiện vào một giờ nhất định, mỗi ngày một lần. Không cố rặn mạnh gây tổn thương hậu môn.

Sau khi đại tiện xong nên dùng nước vệ sinh sạch sau đó lau bằng khăn sạch. Tránh lau vùng kín từ sau ra trước khiến cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập âm đạo gây viêm nhiễm.

Luyện tập thể thao thường xuyên

Thường xuyên luyện tập thể thao sẽ giúp cho cơ thể nâng cao sức đề kháng, thúc đẩy nhu động ruột, lưu thông máu… Bên cạnh đó, bạn không nên khuân vác nặng, không đứng hoặc ngồi quá lâu.

Giữ tâm trạng thoải mái, tránh cáu giận:

Lo lắng âu sầu sẽ làm niêm mạc ruột co bóp, máu hạn chế lưu thông khiến tình trạng trĩ nặng thêm.

Làm sao để chữa viêm bao quy đầu ở trẻ em

Trên đây là những chia sẻ của các bác sĩ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh về bệnh đại tiện ra máu. Nếu còn gì thắc mắc bệnh nhân có thể đến phòng khám theo địa chỉ 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội hy liên hệ hotline: 0386.977.199 để được tư vấn miễn phí.

Trung tâm tư vấn trực tuyến Miễn Phí của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh địa chỉ: 380 Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân qua 2 kênh sau:

 

- Đường dây nóng: Tư vấn giải đáp thắc mắc của bệnh nhân qua hotline: 0386.977.199 nói chuyện trực tiếp với bác sĩ tư vấn chuyên khoa.

 

- Đăng ký đặt hẹn miễn phí và nhận được nhiều ưu đãi khi đến khám bằng cách chat trực tiếp với đội ngũ bác sĩ của phòng khám chúng tôi.

Thắc mắc hỏi ngay - lâu ngày khó chữa

Giúp bạn bảo vệ sức khoẻ trọn đời

Bình luận

Bài viết liên quan