Giải tỏa nỗi lo ngứa hậu môn ở phụ nữ mang thai - Chuyên gia tư vấn

Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh

Ưu đãi

Giải tỏa nỗi lo ngứa hậu môn ở phụ nữ mang thai

Đánh giá:

Bài viết quá sơ sàiBài viết tạm ổnBài viết đượcBài viết hayBài viết rất hay (2 votes, average: 4,50 out of 5)
Loading...

Chia sẻ:

Ngứa hậu môn khi mang thai là vấn đề nhiều bà bầu gặp phải. Khi gặp hiện tượng này thai phụ thường cảm thấy hoang mang lo lắng sợ sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Các bác sĩ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh sẽ giúp chị em hiểu hơn về bệnh này để có thể an tâm chăm sóc thai nhi.

Ngứa hậu môn khi mang thai do đâu?

Ngứa do ứ mật trong gan

Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ngứa hậu môn khi mang thai. Tuy nhiên nhiều chị em chủ quan cho rằng có thể do sự phát triển của thai nhi khiến da bị rạn nên ngứa. Nhưng sự thật là chị em có thể bị ngứa do mật kém lưu thông, bị ứ đọng lại trong gan khiến da bị khô gây ngứa.
Nguyên nhân này có thể kèm theo hiện tượng mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn thậm chí là vàng da.

Ngứa do mắc bệnh trĩ

Phụ nữ mang thai rất dễ mắc bệnh trĩ và có biểu hiện ngứa hậu môn, chảy máu hậu môn. Khi mang thai thai phụ sẽ tăng cân, thêm nữa sự phát triển của thai nhi sẽ gia tăng áp lực lên thành mạch hậu môn cộng với hiện tượng táo bón là những nguyên nhân gây nên bệnh trĩ ở bà bầu, cũng là nguyên nhân gây ngứa hậu môn.

Ngứa hậu môn ở phụ nữ mang thai
Ngứa hậu môn ở phụ nữ mang thai – Ảnh minh họa

Ngứa do viêm nang lông giai đoạn thai kỳ

Những người bình thường có cơ địa nhạy cảm dễ gặp phải tình trạng viêm nhiễm sẽ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn khi đang mang bầu. Bắt đầu ngứa từ hậu môn sau đó có thể lan ra ngứa toàn thân. Hiện tượng này thường xuất hiện ở 3 tháng cuối của thai kỳ.

Ngứa do viêm nhiễm, ký sinh trùng

Biểu hiện chính của hiện tượng này là tình trạng viêm nhiễm vi khuẩn, vi nấm hay nhiễm ký sinh trùng mà chủ yếu là giun kim sẽ khiến cho vùng hậu môn luôn cảm thấy ẩm ướt, ngứa ngáy, khó chịu. Tình trạng này chủ yếu do vệ sinh kém gây nên.

Ngoài ra, ngứa hậu môn khi mang thai có thể là do sự gia tăng hormone estrogen (dấu hiệu này sẽ tự biến mất sau một thời gian); dị ứng thức ăn; vệ sinh vùng kín kém; lạm dụng dung dịch vệ sinh…

click để tìm hiểu thêm ngứa hậu môn ở trẻ em và các phương pháp điều trị

Phương pháp chữa ngứa hậu môn khi mang thai?

Muốn điều trị ngứa hậu môn hiệu quả cần nắm rõ nguyên nhân gây ngứa là gì. Dưới đây là một số biện pháp giảm ngứa hậu môn nhanh chị em có thể tham khảo:

  • Ngâm hậu môn bằng lá diếp cá: thai phụ có thể đun diếp cá lên lấy nước, chờ cho nguội một chút thì dùng nước đó ngâm rửa vùng hậu môn khoảng 10 phút. Liệu pháp này sẽ giúp mẹ bầu giảm ngứa rất hiệu quả
  • Ngâm hậu môn bằng nước muối: lấy 2 thìa nước muối pha với 2 lít nước ấm rồi ngâm hậu môn 10-15 phút sẽ giảm ngứa nhanh chóng
  • Dùng thuốc bôi, thuốc kháng sinh, kháng histamin theo chỉ định của bác sĩ.
 Cách điều trị bệnh ngứa hậu môn
Cách điều trị bệnh ngứa hậu môn – Ảnh minh họa

Một số điều cần lưu ý khi bị ngứa hậu môn

Khi có những triệu chứng ngứa hậu môn trên, thai phụ nên đi khám kịp thời để có phương án điều trị thích hợp. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích khi bà bầu bị ngứa hậu môn:

  • Đầu tiên, khi bị ngứa chị em không nên dùng tay gãi mạnh gây chảy máu, tổn thương hậu môn. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc mà không có chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Luôn giữ cơ thể sạch sẽ, nhất là vùng hậu môn, mặc đồ lót và trang phục thông thoáng để tránh bí bít mồ hôi gây viêm nhiễm
  • Hạn chế tối đa việc tắm nước nóng lâu dưới vòi hoa sen hay ngâm mình lâu trong bồn tắm việc này sẽ khiến da của bạn nhanh khô và ngứa hơn. Lựa chọn sữa tắm phù hợp (có độ pH vừa phải, phù hợp cho mọi loại da) hoặc có thể không dùng nếu không thực sự cần thiết. Bởi sữa tắm nếu không phù hợp có thể khiến da khô hơn, ngứa hơn do dị ứng
  • Tắm bằng bột yến mạch là một sự lựa chọn thông minh của bà bầu để có thể chấm dứt tình trạng bị ngứa hậu môn khi mang thai.
  • Không cào gãi vì nó không những chẳng giúp bạn hết ngứa mà còn cảm thấy ngứa ngáy hơn thậm chí để lại di chứng về sau. Nếu quá ngứa, chị em có thể dùng một chiếc khăn mát hoặc ấm để chườm vào vùng da bị ngứa, cảm giác ngứa sẽ thuyên giảm đáng kể.
  • Để giảm ngứa do thay đổi độ pH âm đạo khi mang thai, chị em nên giữ vùng kín luôn được khô thoáng, sạch sẽ. Lựa chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp với bà bầu nhưng không nên quá lạm dụng bởi có thể sẽ tiêu diệt cả các lợi khuẩn ở vùng kín.
  • Có chế độ ăn uống khoa học hợp lý, bổ sung thực phẩm giàu vitamin A như: cá, trứng, các loại rau củ quả, thêm chất xơ vào khẩu phần ăn mỗi ngày… uống nhiều nước (ít nhất 2 lít mỗi ngày). Tránh ăn những thức ăn dễ gây dị ứng như: đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, không sử dụng chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, cafe..
  • Thường xuyên luyện tập thể dục với những động tác nhẹ nhàng vừa phải để nâng cao sức đề kháng, hạn chế các nguy cơ bệnh. Một số môn thể thao được khuyên thực hiện như: đi bộ, yoga…
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc hay kem bôi da nếu không được bác sĩ chỉ định. Cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Cách nhận biết dấu hiệu viêm tuyến tiền liệt ở nam giới

Trên đây là những chia sẻ của các bác sĩ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh về bệnh ngứa hậu môn khi mang thai. Nếu còn gì thắc mắc chị em có thể liên hệ phòng khám theo địa chỉ 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội hay liên hệ đến hotline: 0386.977.199 để được giải đáp mọi thắc mắc và hỗ trợ kịp thời.

Trung tâm tư vấn trực tuyến Miễn Phí của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh địa chỉ: 380 Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân qua 2 kênh sau:

 

- Đường dây nóng: Tư vấn giải đáp thắc mắc của bệnh nhân qua hotline: 0386.977.199 nói chuyện trực tiếp với bác sĩ tư vấn chuyên khoa.

 

- Đăng ký đặt hẹn miễn phí và nhận được nhiều ưu đãi khi đến khám bằng cách chat trực tiếp với đội ngũ bác sĩ của phòng khám chúng tôi.

Thắc mắc hỏi ngay - lâu ngày khó chữa

Giúp bạn bảo vệ sức khoẻ trọn đời

Bình luận

Bài viết liên quan