Phương pháp chữa bệnh trĩ - Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh

Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh

Ưu đãi

Phương pháp chữa bệnh trĩ không thể bỏ qua

Đánh giá:

Bài viết quá sơ sàiBài viết tạm ổnBài viết đượcBài viết hayBài viết rất hay (6 votes, average: 4,33 out of 5)
Loading...

Chia sẻ:

“Thưa bác sĩ, vừa rồi tôi có đi khám và phát hiện mình bị bệnh trĩ nội cấp độ 2. Trước đó, tôi thường cảm thấy đau hậu môn mỗi khi đi đại tiện, cảm giác như có vật gì mắc ở trong rất khó chịu. Bác sĩ cho tôi hỏi bệnh trĩ có chữa khỏi hoàn toàn được không và chữa cách nào thì hiệu quả? Cám ơn bác sĩ.” (Tiến Thành, 35 tuổi, Bắc Giang)

Trước hết, rất cám ơn anh Thành đã tin tưởng chia sẻ bệnh tình và gửi thắc mắc về cho phòng khám đa khoa Hưng Thịnh. Sau đây sẽ là giải đáp của các bác sĩ chuyên khoa trĩ về câu hỏi của anh.

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là bệnh được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn. Trong trạng thái bình thường, các mô này giúp kiểm soát phân thải ra.  Khi các mô này phồng lên do sưng hoặc viêm thì gọi là trĩ.

Theo Chủ tịch Hội Hậu môn trực tràng Việt Nam cho biết có đến 50% người Việt mắc bệnh trĩ, có nghĩa là cứ 10 người thì lại có 5 người mắc bệnh trĩ và Việt Nam hiện là nước đứng trong danh sách có tỷ lệ mắc bệnh trĩ cao nhất thế giới.

Người mắc bệnh trĩ mới đầu chỉ có cảm giác ngứa rát đôi chút, lâu dần sẽ đi ngoài ra máu và đau rát nhiều hơn. Tùy theo biểu hiện và mức độ thì bệnh trĩ bao gồm 3 dạng: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.

Click thêm để biết cách điều trị trĩ dứt điểm bệnh trĩ

Trĩ nội

Xảy ra bên phía trên đường lược của ống hậu môn làm các xoang tĩnh mạch trĩ trên (trực tràng trên) phồng to. Bệnh trĩ nội thường khó phát hiện ở giai đoạn đầu, vì vậy khi đến bệnh viện điều trị thường các bệnh nhân đã chuyển biến nặng.

Trĩ nội thường có 4 giai đoạn xét theo mức độ phát triển:

  • Mức độ 1: Búi trĩ mới hình thành, thông thường sẽ có triệu chứng chảy máu nhưng ít và khó phát hiện.
  • Mức độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi cầu nhưng tự co lên mà không cần tác động. Người bệnh cảm thấy đau và chảy máu khi đại tiện, ngứa hậu môn, tiết dịch gây viêm da, hậu môn ẩm ướt.
  • Mức độ 3: Lúc này búi trĩ đã sa ra ngoài khi đi cầu, không tự co lên mà phải đẩy mới lên được. Búi trĩ bị sa quá mức gây nghẹt hay tắc mạch hoặc có thể gây nứt, áp xe hậu môn,… Ở mức độ này, hiện tượng chảy máu, đau rát lại giảm đi khiến người bệnh thường chủ quan không chữa trị khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng và khó chữa hơn.
  • Mức độ 4: Búi trĩ đã sa ra ngoài thường xuyên, có đẩy cũng không lên được và có thể bị thắt nghẹt, dẫn đến hoại tử. Mức độ này thường được chỉ định phẫu thuật trĩ
Mức độ phát triển của bệnh trị
Mức độ phát triển của bệnh trĩ – Ảnh minh họa

Trĩ ngoại

Trĩ ngoại xảy ra bên dưới đường lược của ống hậu môn, người bệnh có thể nhìn thấy bũi trĩ dễ dàng bằng mắt thường, hậu môn sẽ bị sưng tấy và có các búi thịt lòi ra. Trĩ ngoại cũng có 4 mức độ với những biểu hiện riêng:

  • Mức độ 1: Các búi trĩ thò ra ngoài viền hậu môn, người bệnh sẽ có cảm giác hơi cộm cộm ở hậu môn. Hậu môn đau rát, ngứa ngáy và sưng phồng.
  • Mức độ 2: Các tĩnh mạch phát triển thành các búi trĩ ngoằn ngoèo bám trên thành hậu môn. Biểu hiện thường thấy là đau rát hậu môn, xuất huyết sau khi đại tiện.
  • Mức độ 3: Đến giai đoạn này, các búi trĩ đã phát triển khá lớn làm tắc hậu môn. Khi đi đại tiện các búi trĩ bị cọ xát, gây ra hiện tượng máu chảy thành giọt hoặc thành tia gây đau đớn cho người bệnh.
  • Mức độ 4: Búi trĩ bị viêm nhiễm, làm cho người bệnh bị đau rát và ngứa ngáy, dẫn đến nguy cơ mắc ung thư trực tràng và ung thư hậu môn.

Trĩ hỗn hợp

Thông thường khi bệnh trĩ kéo dài lâu ngày, phần trĩ nội và trĩ ngoại sẽ liên kết với nhau tạo thành trĩ hỗn hợp. Nếu không sớm điều trị, sẽ làm người bệnh ngày càng có cảm giác vướng víu, khó chịu, chảy máu và đau đớn nhiều hơn mỗi khi đại tiện.

Đây là loại bệnh trĩ phức tạp và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ không chữa trị kịp thời có thể dẫn tới tình trạng nghẹt búi trĩ , chảy máu ở hậu môn gây tình trạng thiếu máu, hoặc gây viêm nhiễm sang bộ phận lân cận.

  • Nghẹt búi trĩ: Búi trĩ phát triển làm các cơ vòng hậu môn bị nghẹt do áp lực tĩnh mạch trong trực tràng gây ra. Máu không thể lưu thông gây nghẹt búi trĩ, khiến người bệnh vô cùng đau đớn, nguy hiểm hơn có thể dẫn tới nhiễm trùng máu, viêm nhiễm hậu môn, apxe hậu môn, …
  • Thiếu máu: Bệnh trĩ thường kèm theo đại tiện ra máu, càng ngày lượng máu càng chảy nhiều hơn. Tình trạng kéo dài dẫn tới thiếu máu, thậm chí có thể gây nhiễm trùng máu rất nguy hiểm.
  • Ảnh hưởng tâm lý: Người bệnh luôn trong trạng thái lo lắng, hệ thần kinh căng thẳng, đau nhức vùng lưng dưới, dễ ngất xỉu, suy giảm trí nhớ.
  • Ảnh hưởng sinh lý: Bệnh trĩ khiến người bệnh luôn cảm thấy đau đớn, đặc biệt là khi quan hệ tình dục.
  • Mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa: Do kết cấu cơ thể của nữ giới hậu môn và âm hộ nằm gần nhau. Khi mắc bệnh trĩ, các vi khuẩn tích tụ tại hậu môn có thể dễ dàng xâm nhập vào âm hộ, gây các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, đặc biệt trong thời kỳ mang thai và sinh nở.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ

Các yếu tố dưới đây là nguyên nhân gây bệnh trĩ nội, trĩ ngoại và cả tác động làm bệnh nặng thêm:

Do táo bón lâu ngày

Là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trĩ. Táo bón là hiện tượng phân khô cứng gây khó khăn khi đi đại tiện. Người bị táo thường cố rặn khi đi đại tiện, điều này sẽ gây áp lực lên hậu môn, trực tràng. Tình trạng káo dài làm các tĩnh mạch trĩ bị giãn quá mức gây bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn hoặc rách hậu môn.

Do chế độ ăn uống không hợp lý

Thường xuyên ăn các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ ăn cay nóng, các loại đồ uống có ga, chất kích thích cũng có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh trĩ ngoại và khiến bệnh khó chữa trị hơn.

Do gia tăng áp lực lên hậu môn

Hậu môn hay vùng chậu khi bị đè nén gây gia tăng áp lực lên thành mạch, từ đó có thể làm tắc nghẽn lưu thông máu. Khi máu không được lưu thông bình thường lâu ngày sẽ bị phồng to lên thành búi trĩ.

Ở phụ nữ mang thai, sau khi sinh, những người làm việc nặng quá nhiều, những người ít vận động, thường xuyên ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ thường có nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao.

Do nhiễm khuẩn

Hậu môn bị nhiễm khuẩn cũng là nguyên nhân gây bệnh trĩ. Nếu khu vực này không được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày và nhất là sau khi đi đại tiện sẽ gây nhiễm khuẩn dẫn đến hậu môn bị lở loét, sưng phồng làm cho bệnh trĩ nghiêm trọng hơn và khó điều trị dứt điểm.

Do tinh thần

Người thường xuyên ở trong trạng thái căng thẳng, stress quá độ sẽ ảnh hưởng tới việc lưu thông máu đến vùng hậu môn trực tràng.

Nguyên nhân gây trĩ ngoại
Nguyên nhân gây mắc bệnh trĩ – Ảnh minh họa

Phương pháp chữa bệnh trĩ không thể bỏ qua

Dùng thuốc chữa trị bệnh trĩ

  • Thuốc tây y: Hiện nay thuốc chữa bệnh trĩ  thường có các loại là dạng uống, dạng bôi và thuốc đạn đặt. Thuốc thường có tác dụng tăng trương lực và bảo vệ tĩnh mạch, tăng tuần hoàn máu làm giảm áp lực vùng hậu môn và chống viêm nhiễm hiệu quả.
  • Thuốc đông y: Các bài thuốc đông y kết hợp từ các loại thảo dược tự nhiên  như: quả sung, rau diếp cá, nghệ tươi, rau ngải cứu,…

Lưu ý cách sử dụng thuốc chỉ dùng với bệnh nhân đang ở mức độ 1 và 2, và khi sử dụng cần tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị, không tự ý mua thuốc ở ngoài hoặc thay đổi thành phần, liều lượng thuốc vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Phương pháp chữa bệnh trĩ
Những bài thuốc khắc chế bệnh trĩ – Ảnh minh họa

Phương pháp dùng thủ thuật

Thủ thuật chích xơ, thắt trĩ bằng vòng cao su, quang đông hồng ngoại. Phương pháp này được áp dụng cho các trường hợp bị bệnh trĩ mức 1 và 2. Đây đều là các thủ thuật đơn giản nhằm làm giảm lưu thông máu tới vùng trĩ và các triệu chứng của bệnh trĩ.

Phương pháp phẫu thuật

Đối với các bệnh nhân đã bị trĩ nặng đến mức độ 3 và 4 thì phẩu thuật là cần thiết để loại bỏ búi trĩ. Hiện nay có các phương pháp phẫu thuật được sử dụng phổ biến để điều trị trĩ như: Phẫu thuật cắt trĩ từ búi trĩ, cắt trĩ vòng, cắt trĩ sa bằng stapler (phẫu thuật Longo, PPH…), khâu treo búi trĩ, dùng máy siêu âm Doppler can thiệp trực tiếp lên búi trĩ để loại bỏ trĩ hoàn toàn.

Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh trĩ, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám và điều trị sớm, tránh giấu bệnh khiến cho việc chữa trị khó khan hơn.

Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh là địa chỉ đáng tin cậy về điều trị bệnh trĩ huyên nghiệp với các chuyên gia đầu ngành, giàu kinh nghiệm và trang thiết bị tiên tiến đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt là chất lượng dịch vụ và chi phí điều trị được ông khai minh bạch luôn là điều các bệnh nhân an tâm và tin tưởng đến với phòng  khám.

Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp giải đáp các thắc mắc về bệnh trĩ. Nếu còn câu hỏi nào về trĩ hay các bệnh hậu môn – trực tràng, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline 0386.977.199 hoặc hoặc tới trực tiếp phòng khám tại địa chỉ số 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội để được các bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ.

Tư vấn tại phòng khám đa khoa Hưng Thịnh

Trung tâm tư vấn trực tuyến Miễn Phí của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh địa chỉ: 380 Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân qua 2 kênh sau:

 

- Đường dây nóng: Tư vấn giải đáp thắc mắc của bệnh nhân qua hotline: 0386.977.199 nói chuyện trực tiếp với bác sĩ tư vấn chuyên khoa.

 

- Đăng ký đặt hẹn miễn phí và nhận được nhiều ưu đãi khi đến khám bằng cách chat trực tiếp với đội ngũ bác sĩ của phòng khám chúng tôi.

Thắc mắc hỏi ngay - lâu ngày khó chữa

Giúp bạn bảo vệ sức khoẻ trọn đời

Bình luận

Bài viết liên quan