Đừng chủ quan với viêm ruột kết - Biểu hiện của viêm ruột kết

Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh

Ưu đãi

Đừng chủ quan với viêm ruột kết

Đánh giá:

Bài viết quá sơ sàiBài viết tạm ổnBài viết đượcBài viết hayBài viết rất hay (3 votes, average: 4,67 out of 5)
Loading...

Chia sẻ:

Viêm ruột kết là căn bệnh gây viêm ở ruột già, khiến ruột bị loét và tổn thương trực tràng. Vì có những biểu hiện bệnh tương tự nhau nên nhiều người vẫn hay nhầm viêm ruột kết và bệnh Crohn. Hãy cùng các chuyên gia phòng khám đa khoa Hưng Thịnh tìm hiểu cách nhận biết và điều trị viêm ruột kết.

Viêm ruột kết là gì?

Viêm ruột là bệnh về đường tiêu hóa thường gặp, bao gồm hai căn bệnh mạn tính là viêm ruột kết gây loét và bệnh Crohn. Mặc dù hai bệnh này có nhiều đặc điểm chung về biểu hiện nhưng vẫn có sự khác biệt khá lớn.

Viêm ruột kết gây loét

Bệnh xảy ra ở ruột già, hay cụ thể thường là viêm đại tràng và viêm trực tràng.

Viêm ruột kết gây loét là bệnh viêm tự phạt gây tổn thương bề mặt niêm mạc của ruột kết, đưa đến sự dễ vỡ lan tỏa và các chỗ ăn mòn có xuất huyết.

Trường hợp bệnh nhẹ chỉ có trực tràng bị tổn thương. Biểu hiện thường gặp nhất là gây tiêu chảy thường xuyên, phân thường có máu và có lẫn nước nhầy nếu ruột kết bị tổn thương.

Trong trường hợp bệnh nặng, có loét rộng, có thể mất nhiều niêm mạc, nguy cơ giãn kết tràng do độc và là biến chứng gây tử vong.

Viêm ruột kết là gì
Tác hại của bệnh viêm ruột kết – Ảnh minh họa

Bệnh Crohn

Bệnh thường ảnh hưởng đến phần cuối của ruột non, bệnh không giới hạn ảnh hưởng và chỗ tổn thương có thể ở bất kỳ chỗ nào của dạ dày – ruột.

Bệnh thường gây viêm và ăn sâu hơn vào các lớp của thành ruột. Có những vùng của dạ dày – ruột bị dày lên, viêm lan ra tất cả các lớp, loét sâu, lớp viêm mạc nứt nẻ, xuất hiện u hạt.

Để biết thêm về viêm trực tràng và cách phòng tránh hãy click vào đây

Nguyên nhân chính gây nên viêm ruột

Theo chuyên gia, nguyên nhân gây nên bệnh viêm ruột có thể là do yếu tố di truyền, chế độ ăn uống hoặc môi trường nhiễm độc…

Tuổi tác: Bệnh viêm ruột có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhiều ở người độ tuổi ngoài 30. Một số người có thể không phát bệnh cho đến 50-60 tuổi.

Sắc tộc: Người da trắng, đặc biệt là người gốc Do Thái có nguy cơ cao nhất của bệnh.

Yếu tố di truyền: Có nguy cơ cao nếu có người thân mắc căn bệnh này.

Lạm dụng thuốc: Isotretinoin (Accutane) là một loại thuốc điều trị sẹo mụn trứng cá. Theo nghiên cứu, sự phát triển của bệnh viêm ruột tăng lên khi sử dụng isotretinoin.

Thuốc chống viêm không steroid: Mặc dù các thuốc này không trực tiếp gây ra viêm loét đại tràng nhưng có thể làm bệnh tồi tệ hơn, và làm cho chẩn đoán ban đầu khó khăn hơn.

Nguyên nhân khác: Môi trường ô nhiễm, chế độ ăn uống không lành mạnh…

Biểu hiện để nhận biết viêm ruột kết

Viêm ruột kết gây loét và bệnh Crohn nói chung đều có những biểu hiện gần giống nhau như: ỉa chảy, sốt, chảy máu trực tràng và những tổn thương ngoài ruột.

Tuy nhiên cần phải nhận biết bệnh viêm ruột kết qua việc xác định số lần đại tiện, sự có mặt và số lượng của xuất huyết trực tràng, các co thắt, đau bụng, thúc bách đại tiện và buốt mó.

Tiêu chảy đau bụng

Rất dễ xảy ra khi ăn uống không đúng cách. Các trường hợp bệnh nhẹ, tiêu chảy sẽ không thường xuyên (dưới 5 lần đại tiện mỗi ngày).

Nếu tiêu chảy kéo dài quá 2-3 ngày, khiến người bệnh phải đi toa lét từ 20 lần trở lên trong một ngày, thì đó là bệnh đã biến chứng nặng. Bệnh nhân có ra máu và chất nhầy trực tràng nhưng cách quãng. Vì có viêm trực tràng nên thường có thúc bách và buốt mót khi đại tiện.

Tiêu chảy quá nhiều sẽ dẫn tới mất nước, tim đập nhanh và tụt huyết áp. Triệu chứng có thể đi kèm theo là đại tiện ra máu nhiều dẫn tới thiếu máu.

Táo bón

Là một trong các triệu chứng của bệnh viêm trực tràng hậu môn (viêm ruột thẳng). Thường có các dấu hiệu như đi đại tiện ít hơn 3 lần trong tuần, phân cứng, trong phân có chất nhầy và máu sợi, Khi đi đại tiện, hậu môn có cảm giác đau, nóng rát do kích thích của sự tiết dịch, ảnh hưởng tróc da quanh hậu môn, đôi khi gây vết nứt ngứa.

Sốt, mệt mỏi và sụt cân

Vì mất nước nhiều và thiếu chất dễ dẫn tới người bệnh hay mệt mỏi, sức khỏe suy yếu, sốt và sụt cân không rõ nguyên nhân.

Triệu chứng khác

Ngoài những dấu hiệu trên, viêm ruột còn gây ra các tổn thương bên ngoài hệ tiêu hóa, như viêm nhiễm các khớp, mắt, da và gan…

Những nguy hại của viêm ruột kết

Viêm ruột kết thường không có các triệu chứng rõ ràng nên rất khó chuẩn đoán dù bệnh đã qua nhiều năm, điều này làm tăng nguy cơ phá hoại ruột.

Trẻ em mắc bệnh viêm ruột kết có thể làm trẻ chậm lớn hoặc cản trở quá trình dậy thì.

Các nguy cơ ung thư ruột kết: Ở các bệnh nhân viêm loét ruột kết, nếu bệnh ở phía gần hơn đại tràng sigma, có nguy cơ bị ung thư biểu mô ruột kết. Bệnh nhân mắc bệnh viêm ruột kết trên 10 năm thì nguy cơ phát triển ung thư ruột kết khá cao. Trong trường hợp có dị sản, bệnh nhân sẽ được khuyến nghị nên việc cắt bỏ ruột.

Vì vậy cách tốt nhất là nên đến bệnh viện thăm khám để xác định bệnh sớm nhất. Xét nghiệm máu có thể cho thấy các dấu hiệu của viêm hoặc các bất thường ở ống tiêu hóa. Sự gia tăng số tế bào bạch cầu và tỷ lệ lớp cặn cùng với sự giảm albumin, kẽm và magie trong máu có thể là biểu hiện của viêm ruột.

>>> Xem thêm: Nhận biết bệnh trĩ – Cách điều trị bệnh trĩ

Cách điều trị bệnh viêm ruột

Mặc dù có nhiều điểm khác biệt về nguyên nhân, triệu chứng nhưng cả hai dạng bệnh trên có những nguyên lý chung trong điều trị, thông thường sẽ có hai phương hướng điều trị là dùng thuốc và phẫu thuật:

Dùng thuốc

Bệnh viêm ruột chủ yếu điều trị bằng thuốc để làm giảm các triệu chứng của cả bệnh viêm ruột kết gây loét và bệnh Crohn. Các loại thuốc thường được dùng gồm 2 nhóm thuốc chính là thuốc chống viêm và chất ức chế miễn dịch.

Điều trị viêm ruột kết
Phương pháp điều trị viêm ruột kết – Ảnh minh họa

Với những bệnh nhân có bệnh ở đoạn cuối của kết tràng hay ở trực tràng, thì có thể dùng thuốc tại chỗ như các thuốc đạn prendnisolon hay mesalazin.

Nhưng đối với viêm kết trực tràng thì thuốc thụt thích hợp hơn với các dung dịch thụt mesalazin hay corticosteroid, có hiệu quả để điều trị viêm kết mạn tính loét. Việc dùng corticosteroid đường toàn thân chỉ dành riêng cho những bệnh nhân không đáp ứng với liệu pháp dùng tại chỗ.

  • Thuốc chống viêm thường dùng một số loại thuốc như:  mesalamine, olsalazine và balsalazide…
  • Thuốc ức chế miễn dịch thường dùng như steroids, cyclosporin, azathioprine và kháng thể chống TNF…Chất ức chế miễn dịch có công dụng bảo vệ hệ miễn dịch khỏi sự tấn công của các mô của cơ thể khiến cho viêm nhiễm nặng hơn.

Phẫu thuật

Viêm loét ruột kết là một bệnh mạn tính có đặc điểm là nặng lên và thuyên giảm từng đợt. Đối với phần lớn các bệnh nhân, bệnh này có thể kiểm soát được bằng liệu pháp nội khoa không cần phải mổ. Tuy nhiên một số trường hợp bị bệnh nặng hoặc dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng thường được chỉ định phẫu thuật:

  • Ở bệnh viêm ruột kết gây loét đã trở nặng, cắt bỏ ruột kết là cần thiết.
  • Xuất huyết nặng, thủng ruột, ung thư biểu mô.
  • Bệnh nhân với viêm ruột kết bột phát hoặc phình ruột kết nhiễm độc không thuyên giảm trong 48 – 72 giờ.
  • Bệnh nhân với dị sản trên nội soi ruột kết giám sát và ở những bệnh nhân với bệnh khó chữa đòi hỏi dùng steroid lâu dài để chế ngự các triệu chứng.
  • Nếu trẻ em bị viêm ruột nhưng không có phản ứng với thuốc, có thể sẽ cần đến phẫu thuật.

Phẫu thuật nếu được thực hiện tại các cơ sở uy tín và đảm bảo, được xử trí đúng đắn thì phần lớn các bệnh nhân đều khỏi bệnh và trở lại cuộc sống bình thường.

Cách phòng chống bệnh viêm ruột kết

  • Có chế độ ăn uống hợp lý: Ăn nhiều rau, ngũ cốc, hoa quả tươi để cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa, tốt cho hệ tiêu hóa như: đậu, bắp cải, bông cải xanh, quả hạch, hạt giống, ngô,…
  • Hạn chế các sản phẩm làm từ sữa, các thực phẩm nhiều chất béo như bơ, bơ thực vật, nước sốt kem và các loại thực phẩm chiên.
  • Ăn các bữa ăn nhỏ, hãy ăn 5-6 bữa ăn nhỏ 1 ngày thay vì 2 hoặc 3 bữa một ngày.
  • Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc. Hạn chế đồ ăn cay, nóng và thức uống có chứa caffeine như sô-cô-la và soda.
  • Tập thể dục hàng ngày giúp giảm stress, giảm trầm cảm và bình thường hóa chức năng ruột.
  • Làm việc và nghỉ ngơi điều độ, tránh áp lực, căng thẳng, mệt mỏi.
  • Thường xuyên thư giãn và các bài tập thở là một cách để đối phó với căng thẳng. Có thể học yoga hoặc ngồi thiền cũng là bài tập tốt.
  • Làm xét nghiệm máu và đi khám tổng quát thường xuyên để phát hiện bệnh sớm.
  • Nội soi đại tràng mỗi 5 năm 1 lần, nội soi ruột già mỗi 10 năm 1 lần.
Cách phòng tránh viêm ruột kết
Phương pháp phòng tránh viêm ruột kết – Ảnh minh họa

Trên đây là chia sẻ của các chuyên gia từ Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh về bệnh viêm ruột kết. Nếu có bất cứ vấn đề gì về sức khỏe hậu môn trực tràng, bạn có thể đến trực tiếp phòng khám tại địa chỉ 380 Xã Đàn – Đống Đa – Hà Nội để được các bác sĩ thăm khám và hỗ trợ. Hoặc liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng 0386.977.199 hoặc để được tư vấn miễn phí.

Chúc bạn sức khỏe và thành công!

Tư vấn tại online

Trung tâm tư vấn trực tuyến Miễn Phí của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh địa chỉ: 380 Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân qua 2 kênh sau:

 

- Đường dây nóng: Tư vấn giải đáp thắc mắc của bệnh nhân qua hotline: 0386.977.199 nói chuyện trực tiếp với bác sĩ tư vấn chuyên khoa.

 

- Đăng ký đặt hẹn miễn phí và nhận được nhiều ưu đãi khi đến khám bằng cách chat trực tiếp với đội ngũ bác sĩ của phòng khám chúng tôi.

Thắc mắc hỏi ngay - lâu ngày khó chữa

Giúp bạn bảo vệ sức khoẻ trọn đời

Bình luận

Bài viết liên quan