Phương pháp điều trị u bướu đại tràng - Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh

Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh

Ưu đãi

Nguyên nhân , triệu chứng và phương pháp điều trị u bướu đại tràng

Đánh giá:

Bài viết quá sơ sàiBài viết tạm ổnBài viết đượcBài viết hayBài viết rất hay (8 votes, average: 4,63 out of 5)
Loading...

Chia sẻ:

Bệnh u bướu đại tràng là một polyp đại tràng ở dạng lành tính. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, lâu dài một số u ác tính sẽ phát triển thành ung thư đại tràng hoặc ung thư tổ chức liên kết. Bệnh thường phát hiện muộn nên rất khó điều trị, đặc biệt khi đã biến chứng thành ung thư sẽ đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Tổng quan về bệnh u bướu đại tràng

U bướu đại tràng là một cụm nhỏ các tế bào hình thành trên lớp lót của đại tràng. Ở Việt Nam, đa số những người trên 50 tuổi đều mắc bệnh u bướu đại tràng. Mặc dù hầu hết các khối u là lành, tuy nhiên vẫn có một số trở thành ung thư theo thời gian.

Tổng quan về bệnh u bướu đại tràng
Tổng quan về bệnh u bướu đại tràng – Ảnh minh họa

Những người cao tuổi, thừa cân, béo phì, người hút thuốc, hoặc trong gia đình có người từng bị các khối u hay ung thư đại tràng… đều là các đối tượng dễ bị ung thư đại tràng

Khối u đại tràng được phát hiện trong giai đoạn đầu thường có thể được gỡ bỏ một cách an toàn, tránh được nguy cơ ung thư.

Thông thường, khối u bướu đại tràng không gây ra triệu chứng rõ rệt, vì vậy người bệnh thường khó phát hiện, cho đến khi phát bệnh thì đã trở nặng.

Nếu biến chứng thành ung thư đại trực tràng (đại tràng và trực tràng) thì việc phát hiện sớm và điều trị có thể kéo dài thời gian sống là 5 năm.

Triệu chứng của bệnh u bướu đại tràng

Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng vẫn chưa rõ ràng, bệnh nhân chỉ cảm thấy đau tức vùng bụng, đầy hơi, khó tiêu.

Nặng hơn là xuất hiện chảy máu ở trực tràng, nên đi ngoài sẽ thấy máu. Kích thước khối u từ nhỏ hơn hạt đậu cho đến cỡ quả bóng bàn.

Khi khối u ung thư phát triển lớn dần, có thể lấp kín lòng đại tràng và trực tràng gây tắc ruột với các biểu hiện như táo bón, đau bụng, đầy hơi, nôn, nên rất dễ bị nhầm với các bệnh khác và người bệnh thường coi nhẹ không đi khám.

Diễn tiến tiếp theo có thể dẫn đến thủng ruột gây viêm phúc mạc với các triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, đại tiện ra máu, phân lẫn dịch nhầy…

Bệnh trong thời gian dài làm cơ thể gầy sút, thiếu máu, xanh xao, hay mệt mỏi.

Đi khám bác sĩ ngay nếu nhận thấy có các triệu chứng sau đây: Đau bụng, có máu lẫn trong phân, táo bón hay tiêu chảy, đau hoặc cảm thấy tắc nghẽn hậu môn, đôi khi buồn nôn, hay mệt mỏi, giảm cân không giải thích được…

Khối u bướu đại tràng thường ở 3 dạng:

  • U tuyến: Hầu hết các khối u ở đại tràng thuộc dạng này, tuy nhiên cũng chỉ có tỷ lệ nhỏ những khối u trở thành ung thư. Phần lớn các khối u ác tính là u tuyến.
  • Tăng sản: Các khối u còn lại là tăng sản, thường xuất hiện trong đại tràng và trực tràng. Có kích thước nhỏ hơn 5 mm và rất hiếm khi ác tính.
  • Viêm: Là một dạng của viêm loét đại tràng hay bệnh Crohn nhưng có nguy cơ gây ung thư đại tràng cao.

Nguyên nhân hình thành các khối u bướu đại tràng

Một số yếu tố có thể góp phần vào sự hình thành của khối u và ung thư đại tràng, bao gồm:

Người có tiền sử mắc các bệnh lý đường tiêu hóa

Hầu như các bệnh nhân có tiền sử mắc viêm đường ruột, viêm loét đại trực tràng, viêm mô hạt mãn tính đường tiêu hoá và bệnh Crohn đều có thể làm tăng nguy cơ hình thành các khối u trong đại tràng.

Hội chứng Gardner, hội chứng MYH liên quan đến polypo (MAP), hội chứng Lynch, hội chứng Peutz – Jeghers (PJS)… đều là những yếu tố gây nguy cơ mắc ung thư đại tràng.

Click để biết thêm về bệnh u bướu đại tràng

U bướu đại tràng do yếu tố di truyền

Polyp đại tràng là nguyên nhân lớn gây ra ung thư đại tràng. Những người có Popyp u tuyến gia đình (FAP) có nguy cơ bị ung thư ruột non, đặc biệt là ở tá tràng. Có trên 50% trường hợp ung thư đại tràng phát sinh từ polyp đại tràng, đặc biệt là polyp gia đình.

Nếu trong gia đình, ví dụ cha mẹ, anh chị em ruột hoặc con đã có u bướu đại tràng thì các thành viên khác đều có nguy cơ mắc bệnh.

Vì vậy, nếu có người bị polyp tuyến thì cả gia đình nên thường xuyên đi khám nội soi đại trực tràng để sớm phát hiện ung thư đại trực tràng.

Bệnh u bướu đại tràng do môi trường và lối sống

  • Do tiếp xúc với các chất gây ung thư (ví dụ như carcinogen) ngoài môi trường.
  • Từ lối sống không khoa học: Hút thuốc lá và rượu. Người hút thuốc có khả năng phát triển ung thư đại tràng nhiều hơn 20% so với người không hút.
Nguyên nhân gây u bướu đại tràng
Nguyên nhân gây u bướu đại tràng – Ảnh minh họa
  • Chế độ ăn: ăn mặn, ăn nhiều chất lên men, nhiều muối như cá muối, các thực phẩm ướp muối, đồ ăn chứa nhiều mỡ, chất béo, … là một trong những yếu tố gây ung thư đại trực tràng.
  • Lối sống ít vận động, thừa cân hoặc béo phì vì khi không hoạt động, thời gian chất thải ở lại trong đại tràng dài hơn, dễ gây ung thư đại tràng.

Bệnh u bướu đại tràng do dộ tuổi và chủng tộc

  • Phần lớn người bị ung thư đại tràng từ 50 tuổi trở lên.
  • Người gốc Phi và người Do Thái có nguy cơ cao mắc ung thư đại tràng.

Click để tìm hiểu về địa chỉ điều trị bệnh u bướu đại tràng

Phương pháp điều trị bệnh u bướu đại tràng

Hiện nay, nếu bệnh u bướu đại tràng được chẩn đoán sớm thì rất dễ dàng chữa trị và loại bỏ nguy cơ phát triển thành ung thư.

Phần lớn các khối u có thể được loại bỏ trong quá trình nội soi hoặc soi đại tràng sigmoid. Một số khối u nhỏ có thể được đốt cháy bằng một dòng điện.

Tùy vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và mức độ phát triển của khối u mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Phương pháp Phẫu thuật u bướu đại tràng

Trường hợp khối u quá lớn không thể cắt bỏ an toàn bằng nội soi, thường được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ.

Hiện nay các trung tâm y tế chuyên ngành thường sử dụng phương pháp giải phẫu màng nhầy nội soi (EMR) để loại bỏ khối u lớn hơn.

Trong trường hợp có hội chứng di truyền, ví dụ polyp u tuyến gia đình (FAP), có thể phải thực hiện cắt bỏ toàn bộ đại tràng và trực tràng.

Phương pháp phẫu thuật cần chú ý kết hợp với các phương pháp hóa trị và xạ trị để nâng cao tỷ lệ phẫu thuật thành công, giảm bớt tái phát sau phẫu thuật và quan trọng nhất là nâng cao tỷ lệ sống cho người bệnh.

Phương pháp Hóa trị u bướu đại tràng

Một nửa số bệnh nhân ung thư u bướu đại tràng sẽ bị tái phát và di căn sau phẫu thuật. Hầu hết đều cần điều trị tiếp bằng hóa trị. Các phương pháp phổ biến là hóa trị tổng hợp tĩnh mạch toàn than, uống thuốc hóa trị.

Hóa trị còn được tiến hành cùng lúc với xạ trị nhằm tăng hiệu quả của bức xạ.

Phương pháp Xạ trị u bướu đại tràng

Là phương pháp dùng năng lượng cao từ tia X-quang để tiêu diệt các tế bào ung thư. Cách này thường được sử dụng để điều trị ung thư trực tràng vì khối u có xu hướng tái phát gần nơi bắt đầu. Bao gồm xạ trị chùm tia bên ngoài, xạ trị nội bộ,…

Ngoài ra, xạ trị thường được sử dụng như liệu pháp hỗ trợ trước phẫu thuật, làm thu nhỏ khối u, giúp phẫu thuật dễ dàng hơn.

Sau phẫu thuật, dùng xạ trị để tiêu diệt các tế bào ung thư còn lại.

>>> Xem thêm: Dấu hiểu bệnh trĩ – Điều trị tận gốc bệnh trĩ

Phương pháp Tế bào miễn dịch u bướu đại tràng

Các phương pháp kỹ thuật trong Y học ngày càng tiên tiến. Trong đó, phương pháp tế bào miễn dịch giảm thiểu đáng kể những nguy hại tới sức khỏe của người bệnh và có hiệu quả rõ rệt trong điều trị các bệnh nan y.

Phòng chống bệnh u đại tràng như thế nào?

Để tránh các khối u bướu đại tràng phát triển thành ung thư thì người bệnh cần quan tâm đến chế độ ăn uống và tập luyện hàng ngày:

Chế độ ăn uống gây u bướu đại tràng
Những đồ ăn nguy hiểm gây bệnh u bướu đại tràng – Ảnh minh họa
  • Ăn các thực phẩm bổ sung Canxi giúp bảo vệ chống lại các khối u bướu đại tràng và ung thư như: bông cải xanh, cải xoăn và cá hồi.
  • Vitamin D trợ giúp cho sự hấp thu Canxi có nhiều trong gan, lòng đỏ trứng và cá.
  • Những loại thực phẩm có nhiều chất xơ có lợi cho tiêu hóa và giảm bớt nguy cơ phát triển khối bệnh u bướu đại tràng như: trái cây, rau và ngũ cốc, rau bina, dưa đỏ, xoài, rau cải bắp, súp lơ, dâu tây và ớt chuông đỏ cũng có thể chống ung thư.
  • Hạn chế đồ ăn chứa nhiều chất béo, đồ ăn cay nóng, gây khó tiêu và có hại cho hệ tiêu hóa.
  • Hạn chế rượu bia và các chất kích thích, chất gây nghiện vì có thể khiến tình trạng bệnh nặng thêm.
  • Vận động và luyện tập cơ thể thường xuyên, duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, có lối sống và sinh hoạt lành mạnh.
  • Đi khám tổng quát và nội soi đại trực tràng thường xuyên để sớm phát hiện bệnh và có phương hướng điều trị tốt nhất.

Trên đây là một số chia sẻ về bệnh u bướu đại tràng và phương pháp điều trị của các bác sĩ chuyên khoa trực tràng Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh. Nếu còn thắc mắc về các vấn đề sức khỏe hậu môn – trực tràng hay hệ tiêu hóa, bạn có thể đến khám trực tiếp tại địa chỉ số 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội để được chuyên gia hỗ trợ và điều trị. Hoặc liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng 0386.977.199 để được giải đáp.

Trung tâm tư vấn trực tuyến Miễn Phí của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh địa chỉ: 380 Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân qua 2 kênh sau:

 

- Đường dây nóng: Tư vấn giải đáp thắc mắc của bệnh nhân qua hotline: 0386.977.199 nói chuyện trực tiếp với bác sĩ tư vấn chuyên khoa.

 

- Đăng ký đặt hẹn miễn phí và nhận được nhiều ưu đãi khi đến khám bằng cách chat trực tiếp với đội ngũ bác sĩ của phòng khám chúng tôi.

Thắc mắc hỏi ngay - lâu ngày khó chữa

Giúp bạn bảo vệ sức khoẻ trọn đời

Bình luận

Bài viết liên quan