Bà bầu bị bệnh trĩ khi mang thai và cách phòng tránh hiệu quả

Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh

Ưu đãi

Bà bầu bị bệnh trĩ khi mang thai và cách phòng tránh hiệu quả

Đánh giá:

Bài viết quá sơ sàiBài viết tạm ổnBài viết đượcBài viết hayBài viết rất hay (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Chia sẻ:

Phụ nữ khi mang thai là đối tượng dễ mắc bệnh trĩ. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, tỷ lệ bị bệnh trĩ khi mang thai cao hơn người bình thường gấp nhiều lần. Vậy bị bệnh trĩ khi mang thai nguyên nhân dó đâu? Biểu hiện như thế nào? Biện pháp phòng ngừa và phương pháp chữa trị như thế nào? Các bác sĩ phòng khám đa bệnh trĩ Hưng Thịnh sẽ giúp chúng ta giải đáp thắc mắc dưới đây.

Bị bệnh trĩ khi mang thai biểu hiện như thế nào?

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh trĩ khi mang bầu có biểu hiện khá giống với người bình thường. Có 2 triệu chứng chính sau:

Biểu hiện bệnh trĩ khi mang thai đầu tiên là chảy máu

Chảy máu là triệu chứng sớm nhất và thường gặp nhất ở những người bị bênh trĩ, bà bầu cũng không ngoại lệ. Ban đầu, bà bầu sẽ thấy máu dính ít ở giấy vệ sinh khi lau chùi hậu môn hoặc máu kèm theo phân với lượng ít. Về sau, khi bệnh chuyển xấu sẽ thấy máu xuất hiện thành từng giọt, từng tia với lưu lượng máu lớn hơn. Tệ nhất là khi đi bộ nhiều hoặc ngồi xổm là lại chảy máu.

Dấu hiệu bệnh trĩ khi mang bầu là sa búi trĩ

Sau hiện tượng chảy máu một thời gian, chị em sẽ thấy hiện tượng sa búi trĩ. Búi trĩ là khối thịt thừa mọc lên ở hậu môn. Ban đầu, khi mới bị bệnh, bà bầu chỉ cảm thấy khó chịu và mỗi khi đi đại tiện búi trĩ sẽ thò ra ngoài rồi tự co vào được. Sau này, búi trĩ sẽ to dần lên và không tự co vào được mà phải đẩy. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ nặng hơn, búi trĩ thò hẳn ra ngoài, thường xuyên nằm ngoài hậu môn không thể đẩy vào được.

phu nữ mang thai bị bệnh trĩ
Mắc bệnh trĩ khi mang bầu – Ảnh minh họa

Ngoài ra, bệnh nhân còn cảm thấy đau, rát, ngứa hậu môn, hậu môn thường xuyên ẩm ướt… bệnh trĩ tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng con người nhưng lại gây nhiều bất tiện trong cuộc sống, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai. Vì vậy, khi có dấu hiệu trên bà bầu cần đến các cơ sở y tế uy tín để được hỗ trợ điều trị bệnh kịp thời.

Nguyên nhân bà bầu bị trĩ do đâu?

Theo các bác sĩ chuyên khoa phòng khám Hưng Thịnh, phụ nữ ở tháng thai kỳ thứ thứ 5 thường có biểu hiện của bệnh trĩ. Phụ nữ thường bị trĩ khi mang thai do:

  • Khi mang thai, lượng máu lưu thông trong các xoang tĩnh mạch tăng lên nhiều lần, làm giãn nở các tĩnh mạch, đặc biệt là tĩnh mạch vùng chậu dễ bị phình to hơn bình thường. Sở dĩ có hiện tượng này là do khi mang thai lưu lượng máu trong cơ thể gia tăng đột biến (có thể tăng 40% so với bình thường) vì phải cung cấp chất dinh dưỡng và oxi cho thai nhi phát triển.
  • Bệnh trĩ là hiện tượng các tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng giãn quá mức. Điều này hoàn toàn phù hợp với phụ nữ mang thai. Do sự phát triển của thai nhi và tử cung gây áp lực lên tĩnh mạch, mô cơ ở vùng xương chậu và vùng hậu môn làm cho quá trình lưu thông máu bị chậm lại, khiến các tĩnh mạch bị căng giãn hết cỡ lâu dần gây ra trĩ. Bện trĩ chủ yếu xảy ra ở thời kỳ cuối của thai kỳ.
  • Khi mang thai lượng hoocmon Progesterone trong cơ thể phụ nữ cũng tăng cao tạo áp lực lớn lên thành tĩnh mạch, khiến cho tĩnh mạch dễ bị giãn và phình to lên.
  • Bệnh trĩ khi mang thai do táo bón: do mang thai người phụ nữ phải bổ súng nhiều dưỡng chất để cung cấp cho thai nhi phát triển. Các bà mẹ chủ yếu ăn thức ăn nhiều đạm mà bỏ qua thực phẩm giàu chất xơ như rau, củ, quả…táo bón lâu ngày là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến bị bệnh trĩ.

Ngoài ra, bệnh trĩ khi mang thai cũng do một số nguyên nhân khác như: mẹ bầu ít vận động, thường xuyên ngồi hoặc đứng quá lâu, những phụ nữ thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng… một thời gian dài cũng là nguyên nhân gây bệnh trĩ.

Biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ khi mang thai ra sao?  

Biện pháp phòng ngừa bà bầu bị trĩ

Bệnh trĩ gây nhiều khó khăn bất tiện cho người bệnh, đặc biệt với phụ nữ mang thai. Chính vì vậy, cần có những biện pháp phòng ngừa để tránh rơi vào tình trạng bị trĩ khi mang bầu và phải có phương pháp điều trị hiệu quả dứt điểm nếu mắc bệnh. Hơn nữa, đối tượng ở đây khá đặc biệt, đó là phụ nữ mang thai thì lại càng phải chú ý. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa được các bác sĩ khuyên bệnh nhân bị bệnh trĩ khi mang thai:

Có chế độ ăn hợp lý để phòng tránh bệnh trĩ sau sinh

Phụ nữ mang thai cần ăn nhiều chất để phục vụ thai nhi, tuy nhiên không thể bỏ qua các thực phẩm giàu chất xơ để phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả. Những thực phẩm giàu chất xơ như: ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trái cây, rau quả tươi,…sẽ hỗ trợ đắc lực trong việc phòng chống bệnh trĩ.

Bên cạnh đó, mẹ bầu nên uống nhiều nước (tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày), tránh xa các loại thức uống có chứa chất kích thích như: rượu, bia, cafe… những thực phẩm cay nóng cũng nên nằm trong danh sách hạn chế của chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị bệnh trĩ.

Tích cực tập thể dục để tránh bệnh trĩ khi mang bầu

Thực hiện các bài tập Kegel hàng ngày sẽ giúp tăng lưu thông trong trực tràng và tăng cường cơ bắp xung quanh hậu môn, giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ khi mang thai. Ngoài ra, các mẹ có thể bơi lội hay tập yoga tùy theo ý thích với những động tác nhẹ nhàng, vừa cải thiện đường tiêu hóa vừa giảm thiểu nguy cơ bị bệnh trĩ.

tập yoga cho bà bầu bị bệnh trĩ
Phòng tránh bệnh trĩ – Ảnh minh họa

Thường xuyên vận động, tránh đứng ngồi một chỗ quá lâu sẽ dẫn tới bệnh trĩ khi mang thai

Mang thai khiến các bà bầu cảm thấy mệt mỏi, lười vận động. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến nguy cơ bệnh trĩ càng cao và bệnh sẽ trở nặng hơn. Các mẹ nên dành 30 phút mỗi ngày để đi bộ nhẹ.
Giảm áp lực đè lên bụng bằng cách cứ sau vài giờ lại nằm nghiêng qua bên trái, nếu có thể, gác chân cao lên trong khoảng 20 phút.

Không nhịn đại tiện tránh trường hợp bà bầu bị trĩ

Khi có dấu hiệu muốn đi đại tiện, bà bầu nên đi ngay để tránh tăng áp lực lên thành hậu môn. Thêm vào đó, bạn nên tập thói quen đại tiện mỗi ngày vào mỗi buổi sáng. Sau khi đại tiện xong nên dùng nước ấm, khăn mềm để vệ sinh hậu môn sạch sẽ để tránh nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa.

Phương pháp chữa bệnh trĩ cho bà bầu

Cách trị bệnh trĩ khi mang thai: ngâm hậu môn trong nước ấm

Nước ấm sẽ giúp cơ thể lưu thông máu tốt hơn. Vì thế, phụ nữ mang thai nên tận dụng nước ấm để ngâm hậu môn thường ngày, vừa thư giãn thoải mái, vừa đẩy nhanh sự lưu thông máu ở nơi có búi trĩ, chống đông và tụ máu, giảm đau hiệu quả, nên thực hiện 2-3 lần/ngày.

Chữa bệnh trĩ ở bà bầu bằng cách chườm đá lạnh

Đá lạnh có tác dụng giảm nhiệt, giảm sưng tấy rất tốt, phụ nữ mang thai bị bệnh trĩ nên áp dụng phương pháp này để điều trị bệnh trĩ. Điều này sẽ giúp giảm sưng tấy ở hậu môn, tạo cảm giác tự nhiên.
Với phương pháp này, chị em nên chọn 10-15 viên đá kích thước 2×3 rồi cho vào túi vải nhỏ bọc lại chườm quanh lỗ hậu môn.

Dùng thuốc đặc trị cho bà bầu bị trĩ

Khi đã sử dụng những phương pháp trên mà bệnh tình không tuyên giảm và trở nặng hơn thì bệnh nhân sẽ được khuyên dùng thuốc đặc trị.
Do mang thai, bệnh nhân cần kiêng nhiều loại thuốc để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng mà phải đến các cơ sở uy tín để được bác sĩ thăm khám và kê đơn.

Hy vọng với chia sẻ của các bác sĩ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh về bệnh trĩ khi mang thai ở trên sẽ giúp ích cho nhiều chị em.

Nếu còn thắc mắc về trĩ, bạn có thể gọi điện đến hotline 0386.977.199 để được các chuyên gia tư vấn. Hoặc có thể gặp trực tiếp các bác sĩ để được hỗ trợ và điều trị tại Phòng Khám đa khoa Hưng Thịnh địa chỉ 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội.

Tư vấn tại online

Trung tâm tư vấn trực tuyến Miễn Phí của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh địa chỉ: 380 Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân qua 2 kênh sau:

 

- Đường dây nóng: Tư vấn giải đáp thắc mắc của bệnh nhân qua hotline: 0386.977.199 nói chuyện trực tiếp với bác sĩ tư vấn chuyên khoa.

 

- Đăng ký đặt hẹn miễn phí và nhận được nhiều ưu đãi khi đến khám bằng cách chat trực tiếp với đội ngũ bác sĩ của phòng khám chúng tôi.

Thắc mắc hỏi ngay - lâu ngày khó chữa

Giúp bạn bảo vệ sức khoẻ trọn đời

Bình luận

Bài viết liên quan