Những nguy hại của đại tiện ra máu - Cách phòng tránh và điều trị

Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh

Ưu đãi

Những nguy hại của đại tiện ra máu – Cách phòng tránh và điều trị

Đánh giá:

Bài viết quá sơ sàiBài viết tạm ổnBài viết đượcBài viết hayBài viết rất hay (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Chia sẻ:

“Thưa bác sĩ, dạo gần đây tôi hay đi đại tiện ra máu nhưng lại không thấy đau, tình trạng này kéo dài được 3 ngày rồi. Tôi đang rất lo lắng cho sức khỏe của mình, liệu tôi có mắc bệnh gì không và có nên đi khám không thưa bác sĩ?” (Thái Tuấn, 40 tuổi, Hòa Bình)

Trước hết, rất cám ơn anh Tuấn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho phòng khám đa khoa Hưng Thịnh. Sau đây là những giải đáp của các bác sĩ cho thắc mắc của anh:

Đại tiện ra máu là gì?

Đi đại tiện ra máu là triệu chứng của nhiều bệnh lý hậu môn – trực tràng. Biểu hiện thường thấy là đi đại tiện phát hiện ra máu bám ở phân hoặc dính trên giấy vệ sinh, nặng hơn máu sẽ chảy thành giọt hoặc tia máu có màu đỏ tươi, đỏ thẫm hoặc nâu đen.

Nếu có dấu hiệu đi đại tiện ra máu, có thể bạn đã mắc một số căn bệnh liên quan tới hậu môn, trực tràng, đường tiêu hóa như: bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, polyp trực tràng và đại tràng, ung thư đại tràng và ung thư trực tràng.

Đại tiện ra máu là gì
Đại tiện ra máu – Ảnh minh họa

Nguyên nhân gây đại tiện ra máu

Bệnh trĩ

Trĩ xuất hiện khi áp lực tại hậu môn hoặc trực tràng tăng lên làm cho các tĩnh mạch bị giãn quá mức gây đau đớn, viêm sưng hoặc xuất huyết. Nhóm đối tượng dễ bị trĩ nhất là những người là việc hay phải đứng hoặc ngồi nhiều, phụ nữ mang thai.
Dấu hiệu đầu tiên khi bị trĩ là đại tiện ra máu đỏ tươi, ban đầu thì ít, sau máu chảy nhiều hơn thành giọt hoặc phun tia.
Nặng hơn nữa, bệnh nhân có thể chảy máu khi đi lại, vận động, ngồi xổm, thường xuyên bị táo bón, hậu môn ẩm ướt và lở loét.
Nếu trĩ không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời mà để bệnh chuyển nặng sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như thiếu máu, nghẹt búi trĩ, búi trĩ sa hẳn ra ngoài hậu môn, hoại tử búi trĩ…

Để biết thêm về cách điều trị trĩ dứt điểm bệnh trĩ mời click vào đây

Polyp trực tràng và Polyp đại tràng

Polyp trực tràng: Triệu chứng duy nhất là đi đại tiện ra lượng nhiều máu đỏ tươi, ra theo từng đợt, không táo bón cũng chảy máu. Nếu polyp có cuống dài và ở thấp gần ống hậu môn, có thể polyp sa ra ngoài. Tình trạng kéo dài sẽ dẫn tới thiếu máu nặng. Bệnh thường hay gặp ở trẻ nhỏ, vì vậy phụ huynh cần quan sát để sớm phát hiện và điều trị.
Polyp đại tràng: Thường có hình dạng như khối u, là loại tổn thương nhỏ và lành tính. Ngoài đại tiện ra máu còn kèm theo một số triệu chứng như đau bụng, sốt, xuất hiện chất nhày hoặc mủ, cảm giác buốt mút. Thường gặp ở người trên 40 tuổi.

Nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn, apxe hậu môn

Thường do táo bón, bệnh nhân cố rặn làm cho ống hậu môn sưng, phù nề. Biểu hiện rõ rệt nhất là đại tiện ra máu có màu sẫm, lượng máu tuy không nhiều nhưng lại kèm theo cảm giác đau rát ở hậu môn, đau thường xuyên khi không đại tiện, máu đỏ tươi nhỏ thành giọt, đau lưng khi đại tiện

Viêm loét đại trực tràng

Bệnh viêm loét đại trực tràng là một trong những bệnh lý về đường tiêu hóa, thường có nguyên nhân do hệ miễn dịch. Biểu hiện thường thấy là đau bụng, thường xuyên muốn đi vệ sinh, trong phân có thể có máu nhầy và mủ, tiêu chảy hoặc táo bón, cơ thể mệt mỏi, sút cân nhanh.

Táo bón

Do đi ngoài phân khô cứng, mỗi lần đi cầu phải dùng sức để rặn, cọ sát vào vùng niêm mạc hậu môn gây tổn thương, trầy xước dẫn tới chảy máu khi đi ngoài. Người bị táo thường đi đại tiện đau rát, số lượng và tần suất đi cầu giảm. Táo bón kéo dài cũng là nguyên do dẫn tới nhiều bệnh nguy hiểm khác như trĩ, polyp hậu môn, nứt kẽ hậu môn, viêm hậu môn,…
Táo bón thường gặp ở những người lười vận động, những người thường ăn đồ cay nóng, phụ nữ có thai.

Đại tiện ra máu do táo bón
Táo bón gây nên hiện tượng đại tiện ra máu – Ảnh minh họa

Xuất huyết đường tiêu hóa trên

Đây là tình trạng chảy máu tại các cơ quan bên trong đường tiêu hóa như dạ dày, tá tràng, ung thư dạ dày…Biểu hiện ra ngoài là đại tiện ra máu đông màu đen hoặc thâm, có mùi đặc trưng. Đây là bệnh nguy hiểm cần được khám và điều trị kịp thời.

Ung thư đại tràng và Ung thư trực tràng

Ung thư đại tràng: Nnhững người bị ung thư đại tràng thì hiện tượng máu kèm theo khi đại tiện ít và thường dính theo phân.
Ung thư trực tràng: Thường mắc phải ở những người cao tuổi hay những người bị mắc ung thư trực tràng sẽ có máu tươi chảy ra theo từng giọt hoặc từng tia khi đại tiện và hiện tượng chảy máu này thường xảy ra trong khoảng một thời gian dài.

Lồng ruột

Là một trong các bệnh liên quan tới đường tiêu hóa. Bệnh thường hay gặp ở trẻ em, biểu hiện đầu tiên của lồng ruột là trẻ khóc thét đột ngột, nôn hết thức ăn, khoảng 5-6 giờ sau bắt đầu đi ngoài ra máu. Nếu trẻ được phát hiện và đưa đến viện sớm sẽ được các bác sĩ tháo lồng ruột bằng áp lực hơi.

Kiết lỵ

Là hiện tượng đi đại tiện ra máu thường lẫn với phân, có mùi đặc trưng. Ngoài ra còn kèm theo các biểu hiện như đau bụng, mót rặn, đau hậu môn khi đi ngoài, đi đại tiện nhiều lần trong ngày.

Các bệnh lý khác

Đại tiện ra máu còn là dấu hiệu của các bệnh lý khác như ngộ độc thức ăn, viêm loét kết tràng, viêm ruột già, các bệnh về máu khó đông, các bệnh truyền nhiễm, hoặc do tác dụng phụ của thuốc, các bệnh đường tiêu hóa…

Những nguy hại của đại tiện ra máu

  •  Thiếu máu là hậu quả của việc ra quá nhiều máu khi đi đại tiện, khiến cơ thể mất máu, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, choáng ngất, sức khỏe giảm sút, người xanh xao yếu ớt, không có sức sống, ảnh hưởng tới công việc và sinh hoạt.
  • Đi ngoài ra máu cũng là dấu hiệu sớm của chứng u nang hậu môn trực tràng ác tính, có nguy cơ tiến triển thành ung thư, đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
  • Các trường hợp đại tiện ra máu do nguyên nhân bệnh lý nếu không điều trị dứt điểm bệnh có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng, ung thư, thậm chí tử vong.

Cách phòng tránh và một số lưu ý

Để giữ cơ thể khỏe mạnh, tránh các tác nhân gây bệnh và nâng cao sức đề kháng, mỗi người nên đặt ra cho mình một chế độ sinh hoạt hợp lý:

Có chế độ ăn uống hợp lý

  • Ăn nhiều thực phẩm tốt cho tiêu hóa như rau xanh, củ cải chín, mướp đắng, dưa chuột, cải bắp, táo tây, chuối tiêu, vừng đen, mộc nhĩ trắng… nước trái cây hay trái cây tươi như lê tươi, nước ngó sen, nước rau câu, đu đủ chín.
  • Lựa chọn các loại thực phẩm sạch, an toàn vệ sinh để tránh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
  • Uống nhiều nước (ít nhất 1,5 lít/ngày).
  • Tránh ăn những đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng. Không dùng các thức ăn dễ gây kích thích như ớt, hạt tiêu và những thức ăn dễ gây tiêu lỏng.
  • Hạn chế uống rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích

Luyện tập tăng sức đề kháng

  • Tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Tập thói quen đi đại tiện theo giờ, trong khi đi cố gắng hạn chế rặn khiến máu chảy nhiều hơn…
  • Hạn chế các công việc nặng, tránh ngồi quá lâu, đứng quá nhiều. Nếu làm trong văn phòng thì 1 tiếng nên đứng lên đi lại một chút.
  • Giữ tâm trạng luôn thoải mái, tránh cáu giận, tránh lo âu, áp lực. Người hay lo lắng sẽ làm niêm mạc ruột co bóp, máu không lưu thông.
  • Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ hậu môn để tránh viêm nhiễm vùng niêm mạc hậu môn trực tràng.
  • Thường xuyên đi khám sức khỏe tổng quát và chuyên khoa (6 tháng/lần) để sớm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Luyện tập thể dục
Luyện tập thể dục và ăn uống hợp lý giúp tăng khả năng đề kháng của cơ thể

Nếu có dấu hiệu ra máu khi đi đại tiện, người bệnh cần đi thăm khám trong thời gian sớm nhất. Đi ngoài ra máu là triệu chứng của bệnh khác nên để xác định nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của nó còn phụ thuộc và tình trạng bệnh đang mắc phải. Muốn xác định bệnh hay nguyên nhân cần đến các sơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Đại tiện ra máu tươi có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do vậy, chúng tôi khuyên bạn nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa có uy tín và chất lượng để được các bác sĩ thăm khám và chữa trị kịp thời, tránh để tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý thay đổi lại chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý như ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước, tránh làm việc nặng nhọc hay quá sức, tránh ngồi nhiều hoặc đứng nhiều, đại tiện đúng cách, thường xuyên vận động…

Bị đại tiện ra máu phải đến đâu?

Đi ngoài là triệu chứng chủ yếu của các bệnh về hậu môn và trực tràng. Do đó, khi có hiện tượng bệnh cần đến ngay các bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa. Bác sỹ có chuyên môn, giàu tay nghề cùng các trang thiết bị hiện đại sẽ mau chóng xác định bệnh đang gặp phải. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả và trực tiếp điều trị.

Tại Hà Nội, phòng khám đa khoa Hưng Thịnh từ lâu được biết đến là cơ sở y tế chuyên khám và điều trị các bệnh về hậu môn, trực tràng uy tín. Đây là sự lựa chọn đáng tin cậy có thể giúp bạn giải quyết những vấn đề về sức khỏe sinh sản và các bệnh hậu môn – trực tràng.

Hy vọng những chia sẻ trên của các chuyên gia Phòng Khám đa khoa Hưng Thinh đã giúp anh Tuấn giải đáp được thắc mắc về vấn đề đại tiện ra máu có nguy hiểm không. Nếu còn thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn, bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo số máy đường dây nóng 0386.977.199 hoặc chat với các chuyên gia giàu kinh nghiệm để được tư vấn miễn phí. Chúc bạn sức khỏe và thành công !

Tư vấn tại online

Trung tâm tư vấn trực tuyến Miễn Phí của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh địa chỉ: 380 Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân qua 2 kênh sau:

 

- Đường dây nóng: Tư vấn giải đáp thắc mắc của bệnh nhân qua hotline: 0386.977.199 nói chuyện trực tiếp với bác sĩ tư vấn chuyên khoa.

 

- Đăng ký đặt hẹn miễn phí và nhận được nhiều ưu đãi khi đến khám bằng cách chat trực tiếp với đội ngũ bác sĩ của phòng khám chúng tôi.

Thắc mắc hỏi ngay - lâu ngày khó chữa

Giúp bạn bảo vệ sức khoẻ trọn đời

Bình luận

Bài viết liên quan